Phản ứng Kiểm_duyệt_Internet_ở_Việt_Nam

Các nỗ lực kiểm duyệt Internet của chính quyền đã khiến tổ chức Phóng viên không biên giới liên tục đưa Việt Nam vào danh sách các "kẻ thù của Internet".[2] OpenNet đánh giá mức độ minh bạch cũng như sự nhất quán của hệ thống kiểm duyệt là "thấp".[1] Các tổ chức nhân quyền và chính quyền tây phương luôn chỉ trích chính quyền Việt Nam khi các nhà hoạt động mạng bị bắt giữ.[42][43] Dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez đã đưa ra dự luật "Kêu gọi Tự do Internet ở Việt Nam" vào năm 2011 kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và những luật liên quan dùng để giới hạn Internet.[44]

Mặc dù thường gặp vấn đề truy cập, Facebook vẫn là website có lượng truy cập đứng thứ 3 tại Việt Nam, theo thống kê của Alexa[45] và nhiều doanh nghiệp vẫn công khai quảng cáo trang Facebook của mình.[46] Việc chặn Facebook diễn ra tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi. Một nhóm trên Facebook kêu gọi "Cần 1 triệu chữ ký phản đối nhà mạng Việt Nam chặn FB" đã có gần 63.000 người tham gia từ tháng 2 năm 2011.[2][47] Mặc dù việc sử dụng proxy server hay các biện pháp khác nhằm vượt tường lửa là bất hợp pháp[1], nhiều người dùng đã dùng nhiều biện pháp vượt tường lửa để truy cập những website bị chặn. Nhiều báo chí trong nước cũng đưa thông tin hướng dẫn độc giả cách vượt tường lửa.[48][49][50]

Sau khi chính phủ Việt Nam đề xuất Nghị định 72, một liên minh 21 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Đức đã lên tiếng phản đối nghị định, cho rằng nó "sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam".[51] Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition), một nhóm doanh nghiệp bao gồm các thành viên như Google, eBay, Facebook, và Yahoo!, cho rằng nghị định sẽ "đàn áp những sáng kiến mới và ngăn cản các doanh nghiệp muốn hoạt động tại Việt Nam."[52] Để trấn an những người lo lắng về nghị định, Đài Tiếng nói Việt Nam khẳng định mục đích điều khoản cấm chia sẻ thông tin tổng hợp là để chấm dứt tình trạng "xâm phạm về bản quyền nội dung, thông tin" và "việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm".[53] Trả lời các chỉ trích cho rằng việc không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp" là hạn chế tự do ngôn luận, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng đó là "tư duy ngụy biện".[23]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm_duyệt_Internet_ở_Việt_Nam http://www.alexa.com/topsites/countries/VN http://googleonlinesecurity.blogspot.com/2010/03/c... http://www.globalpost.com/dispatch/vietnam/100928/... http://www.google.com/trends/?q=sex&ctab=0&geo=all... http://blogs.mcafee.com/corporate/cto/vietnamese-s... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.thongtincongnghe.com/article/31972 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/arr... http://cyber.law.harvard.edu/newsroom/opennet_viet... http://vi.rfi.fr/20150312-rsf-vn//